Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc nhat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc nhat. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Những điều cần biết khi du học Nhật Bản

Q.1:    Khi nộp hồ sơ du học Nhật Bản, có cần thiết phải nộp tất cả các giấy tờ gốc hay không?
 Những giấy tờ cá nhân bảng gốc đều thuộc tài sản cá nhân, không có cá nhân hay tổ chức nào được quyền giữ giấy tờ cá nhân bảng gốc của người khác, trừ các cơ quan chính quyền. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ du học, các bạn cần phải nộp giấy tờ bảng phô tô công chứng và bảng gốc như các bằng cấp, bảng điểm, học bạ, xác nhận công việc,.. theo sự hướng dẫn của Công ty Tư Vấn Du Học Hiền Quang, khi trường ở Nhật Bản đã tiếp nhận và có thể nộp hồ sơ của các bạn lên Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sau khi có kết quả xét hồ sơ họ sẽ trả lại toàn bộ bảng gốc cho các bạn.

Q.2:
    Hồ sơ phải chuẩn bị trước các đợt nhập học bao lâu?
Với những trường lớn có uy tín và chất lượng giảng dạy tốt, thì họ sẽ có 4 đợt tuyển sinh trong một năm: Tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm. Họ sẽ tiếp nhận hồ sơ trước mỗi đợt nhập học 3 tháng, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và nộp cho Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sở Lưu Trú Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ xét duyệt và thông báo kết quả cho trường trước đợt nhập học.

Q.3:
    Du học Nhật Bản có giới hạn độ tuổi không?
  Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng, hay Đại học là một lợi thế.

Q.4:
    Có phải nộp bằng tiếng Nhật (tương đương trình độ N5) khi đăng ký du học Nhật Bản không?
Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc là “Tại sao tôi phải có bằng tiếng Nhật trước khi đến Nhật? Vì tôi đăng ký du học Nhật Bản là để học tiếng Nhật. Ngoài thời gian học tại trường ở Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt do đó các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường. Đối với những bạn chưa có bằng chứng nhận tiếng Nhật, các bạn hoàn toàn vẫn có thể đăng ký tham gia du học Nhật Bản với giấy chứng nhận đã học tối thiểu 150 giờ tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải giấy chứng nhận học tiếng Nhật của trường Nhật Ngữ nào ở Việt Nam cũng được chấp nhận.

Q.5:
    Du học Nhật Bản có phải phỏng vấn xin visa giống như du học Mỹ, Anh, Úc,.. không?
Du học Nhật Bản không có bước phỏng vấn xin visa như du học Mỹ, Anh, Úc,…. Khi các bạn đã nhận được Giấy phép Nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Lưu Trú, các bạn sẽ nộp Giấy phép này cùng với passport và Giấy báo Nhập học của trường nơi bạn đăng ký học cho Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam đợi trong vòng một tuần họ sẽ cấp Visa.

Q.6:
    Học phí thông thường sẽ được đóng bằng cách nào?
Hầu hết, các khoản phí liên quan đến học phí đều được chuyển khoản trực tiếp sang trường nơi các bạn đăng ký học. Không một trung tâm tư vấn du học nào có quyền nhận học phí của các bạn hay đứng ra làm trung gian để nhận học phí sau đó chuyển sang trường ở Nhật Bản. Khi đến Ngân hàng để chuyển khoản học phí các bạn cần chuẩn bị: Passport, giấy báo nhập học của trường nơi các bạn đăng ký và giấy biên nhận học phí mà trường gửi.

Q.7:
    Khi nào kết quả du học Nhật Bản mới được thông báo?
Sở Lưu Trú Nhật Bản thụ lý xét hồ sơ trong thời gian khoảng 2 tháng làm việc, sau đó trả kết quả về trường trước kỳ nhập học khoảng 15 đến 20 thời gian này trường thông báo về cho du học sinh biết kết quả.

Q.8:
    Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học của trường thì đã có thể sang Nhật bản hay chưa?

Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học thì bạn sẽ phải hoàn tất thủ tục chuyển khoản học phí và chi phí cho trường, sau đó các bạn sẽ tiến hành làm thủ tục xin visa.

Q.9:
    Thủ tục xin visa bao gồm những gì và có phải phỏng vấn để quyết định đậu – rớt không?
Thủ tục xin visa bao gồm: Passport, Đơn xin cấp visa, Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản, Giấy báo nhập học của trường đã đăng ký, 1 tấm hình (4x6). Khi xin visa, các bạn chỉ cần nộp những hồ sơ cần thiết tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ nhận hồ sơ của bạn mà không phải phỏng vấn gì và sẽ hẹn bạn đến nhận visa sau một tuần. Phí xin visa hiện nay là 640.000 đồng.

Q.10:
    Có trường hợp nào bị rớt khi xin visa du học Nhật Bản không?
Khi các bạn đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản thì 100% các bạn sẽ nhận được visa.

Q.11:
    Học sinh du học Nhật Bản có được phép làm thêm hay không?
Chính phủ Nhật Bản quy định các du học sinh được phép làm thêm tối đa 28giờ / tuần, như vậy trung bình một ngày các bạn sẽ có thể làm được 4 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, để có thể đi làm thêm, các bạn phải được trường mà các bạn học hướng dẫn để đăng ký và tiến hành làm giấy phép đi làm thêm. Thông thường thì phải mất 2 tháng sau khi đến Nhật, các bạn mới có thể quen dần với cuộc sống ở đây, sau đó dần dần mới có thể đi làm thêm được.

Q.12:
    Thông tin liên quan đến việc làm thêm có thể tìm thấy ở đâu?
Thông tin liên quan đến việc làm thêm, các bạn có thể tìm ở các tờ báo hay tạp chí chuyên đăng về tìm kiếm việc làm thêm, hay có thể xem ở góc thông tin ở trường mà các bạn đang học. Trường bạn học sẽ cung cấp thông tin về những nơi đang cần tuyển người, hướng dẫn du học sinh cách viết Đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, vì bạn có được nhận vào làm hay không còn tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật của bạn, cũng như kết quả phỏng vấn của người phụ trách.

Q.13:
    Thời gian học tại các trường tiếng Nhật như thế nào?
Không có trường tiếng Nhật nào tại Nhật Bản được phép giảng dạy từ sáng đến chiều. Giờ học tiếng Nhật thường sẽ bắt đầu vào nửa buổi sáng: 9 giờ đến 12 giờ, hoặc nửa buổi chiều: 2 giờ đến 5 giờ.

Q.14:
    Có thể học tiếng Nhật trong bao lâu tại Nhật Bản?
Đối với những trường tiếng Nhật, các bạn chỉ được học tối đa 2 năm. Sau 2 năm các bạn phải đăng ký học tại trường chuyên môn hoặc là học tại trường Đại học, Cao đẳng hay đi làm thì mới có thể nhận được visa ở lại Nhật Bản.


                                                             Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Du học Nhật Bản- Những thông tin bổ ích

Thủ tục sang Nhật để dự thi
Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường bạn mang giấy đó đến Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán để xin Visa “cư trú ngắn hạn”. Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày, trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và được cấp lại giấy chứng nhận tư cách lưu trú mới phù hợp.

Bảo lãnh nhập cảnh
Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không có đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, du học sinh vẫn cần người đứng ra nhận tài trợ trong thời gian du học Nhật Bản. Du học sinh cũng cần có người bảo lãnh để nhập học.

Đăng ký ngoại kiều
Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật sẽ phải xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều.
Thủ tục đăng ký:
Điền vào tờ “Xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu và 2 ảnh cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều”. Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang thẻ theo người và phải xuất trình thẻ khi được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu … yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh., khi rời Nhật bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.

Giấy chứng nhận tư cách làm thêm
Theo học các trường của Nhật, du học sinh có Visa với tư cách “Du học” hay “Đi học” cũng không được chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm, du học sinh phải xin giấy đồng ý của trường đang theo học, và mang giấy đó đến Cục quản lý nhập cảnh xin “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Cao học, trường Dạy nghề đang tìm việc và có Visa “Cư trú ngắn hạn” cũng có thể xin giấy chứng nhận tư cách làm thêm.

Thủ tục về nước tạm thời
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Nên chú ý, nếu không xin giấy phép trước khi rời Nhật bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.

Gia hạn thời gian cư trú
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 2 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.

Thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách tạm trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước.

Hủy bỏ tư cách lưu trú
Từ ngày 2 tháng 12 năm 2004, có chế độ hủy bỏ tư cách lưu trú. Nếu người làm thủ tục xin Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú.
Sau khi được cấp tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật thì tư cách lưu trú sẽ bị hủy bỏ.(trừ những trường hợp có lý do chính đáng)