Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Thời gian qua Công Ty Hiền Quang nhận được rất nhiều thư từ những bạn có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản, trong đó có hệ Cao học. Để cung cấp thêm thông tin cho các bạn chúng tôi xin tóm tắt chương trình Cao học và tùy theo từng trường việc nhập học có khác nhau nhưng thường phải đáp ứng những điều kiện sau.

1.   Điều kiện học Thạc Sĩ:
*   Tốt nghiệp đại học hoặc có học lực tương đương
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 16 năm ở nước ngoài
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 15 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương cử nhân bậc đại học trở lên, được qua vòng xét tuyển, và độ tuổi từ 22 tuổi trở lên.

2.  Điều kiện học Tiến Sĩ:
*   Có bằng thạc sĩ hoặc có học lực tương đương tại Nhật Bản
*   Có chứng nhận học lực tương đương với bằng thạc sĩ được cấp ở nước ngoài
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương thạc sĩ trở lên, qua vòng xét tuyển và có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên.

Đối với các ngành học hệ Tiến Sĩ như  (Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Thú y)
*   Hoàn thành chương trình học 6 năm đại học Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y
*   Học đại học ít nhất 4 năm và được công nhận là có đủ học trình với số điểm xuất sắc
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 18 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.

A.   Hồ sơ cho học hệ Thạc Sĩ và Tiến Sĩ
1.    Đơn xin nhập học (Mẫu đơn của nhà trường)
2.    Sơ yếu lý lịch
3.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học (hoặc thời gian dự định sẽ tốt nghiệp)
4.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp Thạc sĩ (hoặc thời gian dự định tốt nghiệp) (trường hợp thi vào tiến sĩ)
5.    Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
6.    Giấy giới thiệu của hiệu trưởng, trưởng khoa hoặc giáo sư hướng dẫn
7.    Luận văn tốt nghiệp đại học và bản tóm tắt nội dung của luận văn đó
8.    Giấy khám sức khỏe
9.    Ảnh
10.    Thẻ đăng ký ngoại kiều (Trường hợp sinh viên song tại Nhật Bản)
11.    Những giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh

B.  Tham gia kỳ thi nhập học:

1.    Xét tuyển hồ sơ
2.    Kiểm tra học lực (tổ chức tại trường đại học)
3.    Phỏng vấn
4.    Viết báo cáo, tự luận
5.    Thi vấn đáp liên quan đến chuyên ngành

Thường thì kỳ thi được tổ chức trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, cũng có trường tổ chức thi từ tháng 2 đến tháng 3. Có một số trường có “Hệ Cao Học Nghiệp Vụ” dành riêng cho công chức, viên chức đào tạo để trở thành người lãnh đạo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, có trình độ chuyên môn cao. Tiêu biểu là các khóa cao học liên quan tới luật pháp và kiểm toán.

C.  Tốt nghiệp hoàn thành khóa học:

+ Nghiên cứu sinh khoa Luật sẽ là tiến sĩ Luật (chuyên nghành)
+ Khóa học tiến sĩ của nghành Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y sau khi hoàn thành xong 6 năm học bậc đại học thì phải học thêm 4 năm nữa.

D.   Nghiên cứu sinh

Nghiên cứu sinh là sinh viên không chính quy.
-    Không lấy học trình mà chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
-    Là những du học sinh ngắn hạn trong khuôn khổ trao đổi sinh viên giữa các trường đại học
-    Làm nghiên cứu sinh để chuẩn bị học cao học (1) (có một số trường chỉ xét tuyển hồ sơ rồi cho nhập học)

    Để nhận được Visa “du học” nghiên cứu sinh phải lên lớp ít nhất 10 tiết mỗi tuần. Nếu khoa yêu cầu bạn tìm giáo sư hướng dẫn, để đáp ứng điều kiện cần thiết này bạn phải thu nhập thông tin từ những nghiên cứu sinh tại nước Nhật, các cựu lưu học sinh, các tạp chí khoa học và sách giới thiệu về trường, hoặc có thể tìm trên trang web mỗi khoa sau đại học hoặc ReaD (Cơ sở dữ liệu về hoạt đông nghiên cứu và phát triển). Hoặc tìm trong cuốn danh sách chi tiết chuyên về các chuyên gia nghiên cứu của hiệu sách Kinokuni. Một số giáo sư có trang web riêng về khoa mà họ đang giảng dạy. Bạn có thể nhờ trường giới thiệu giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp bạn liên hệ được với giáo sư thì bạn phải gửi cho giáo sư xem những gì bạn đã nghiên cứu, dự định nghiên cứu trong tương lai, nếu có điều kiện bạn nên gửi kèm thư giới thiệu của giáo sư mà bạn đang theo học tại nước mình. Vì chưa gặp bạn bao giờ nên giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư thật nhiều lần và thể hiện lòng nhiệt tình quyết tâm của mình.




Tư Vấn Định Hướng Du Học Nhật Bản

Đa phần các bậc phụ huynh, vì lo bận bịu công việc kiếm tiền mà không có thời gian quan tâm đến gia đình và con cái, điều này tạo điều kiện cho các em sa ngã nhất là những em mới lớn thường có những biểu hiện không tốt do tác động từ xã hội, bạn bè, .v.v…

mà thu thập những kiến thức xấu và dần dần trở thành nạn nhân của gia đình và xã hội. Vì vậy để hướng đến một nền giáo dục tốt nhiều bậc phụ huynh và các em cũng không thể nhận biết sau này tương lai ra là sao và phải làm gì, điều này thật không dễ dàng.

Ở nước ta hằng năm, vào kỳ tuyển sinh thì vẫn có nhiều tổ chức tư vấn hỗ trợ, nhưng để tư vấn một chương trình học cho bạn theo đuổi thì rất hiến hôi. Ngoài ra nhìn chung giáo dục nước ta còn rất nhiều hạn chế so với những nước phát triển. Như vậy phong trào du học đang là biểu hiện nóng mà các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm, mục đích của họ là tìm được một môi trường giáo dục tốt để gởi gấm tương tai cho sự bắc đầu.

Hiện nay nhiều công ty tư vấn du học mở ra rất nhiều, mục đích của họ để kinh doanh kiếm lời nên không ít học sinh đã lọt vào vòng “tiền mất tật man”, như vậy các bạn bâng khuâng không biết tìm nơi nào tốt để tư vấn và đăng ký học như thế nào cho hiệu quả. Qua đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn quốc gia có nền giáo dục tốt nhất hiện nay. Nhật Bản được xem là nước có nền giáo dục tự hào bậc nhất thế giới và có mức chi phí sinh hoạt, học phí chỉ bằng 1/3 các nước.

Nhật Bản trải qua nhiều khó khăn về chiến tranh và khủng hoảng trước đây, thay vào đó là sự phát triển vược bậc đáng kinh ngạc về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, .v.v… mà nền kinh tế Nhật Bản xếp vào vị trí thứ hai thế giới qua nhiều  năm sau Mỹ, điều này góp phần không nhỏ của giáo dục nước này. Hằng năm chính phủ Nhật bản chi hỗ trợ giáo dục rất nhiều để có một nền giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới như ngày nay.

Là đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Không như những đơn vị tư vấn du học khác vì mục đích lợi nhuận mà thu rất nhiều khoảng phí của các bạn, chúng tôi muốn góp sức mình giúp các bạn đạt được nguyện vọng ước mơ học tập tại nơi có nền giáo dục bậc nhất này.
Đến với chúng tôi các bạn an tâm được hoàn toàn miễn phí 100%


Những điều cần biết khi du học Nhật Bản

Q.1:    Khi nộp hồ sơ du học Nhật Bản, có cần thiết phải nộp tất cả các giấy tờ gốc hay không?
 Những giấy tờ cá nhân bảng gốc đều thuộc tài sản cá nhân, không có cá nhân hay tổ chức nào được quyền giữ giấy tờ cá nhân bảng gốc của người khác, trừ các cơ quan chính quyền. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ du học, các bạn cần phải nộp giấy tờ bảng phô tô công chứng và bảng gốc như các bằng cấp, bảng điểm, học bạ, xác nhận công việc,.. theo sự hướng dẫn của Công ty Tư Vấn Du Học Hiền Quang, khi trường ở Nhật Bản đã tiếp nhận và có thể nộp hồ sơ của các bạn lên Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sau khi có kết quả xét hồ sơ họ sẽ trả lại toàn bộ bảng gốc cho các bạn.

Q.2:
    Hồ sơ phải chuẩn bị trước các đợt nhập học bao lâu?
Với những trường lớn có uy tín và chất lượng giảng dạy tốt, thì họ sẽ có 4 đợt tuyển sinh trong một năm: Tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm. Họ sẽ tiếp nhận hồ sơ trước mỗi đợt nhập học 3 tháng, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và nộp cho Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sở Lưu Trú Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ xét duyệt và thông báo kết quả cho trường trước đợt nhập học.

Q.3:
    Du học Nhật Bản có giới hạn độ tuổi không?
  Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng, hay Đại học là một lợi thế.

Q.4:
    Có phải nộp bằng tiếng Nhật (tương đương trình độ N5) khi đăng ký du học Nhật Bản không?
Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc là “Tại sao tôi phải có bằng tiếng Nhật trước khi đến Nhật? Vì tôi đăng ký du học Nhật Bản là để học tiếng Nhật. Ngoài thời gian học tại trường ở Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt do đó các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường. Đối với những bạn chưa có bằng chứng nhận tiếng Nhật, các bạn hoàn toàn vẫn có thể đăng ký tham gia du học Nhật Bản với giấy chứng nhận đã học tối thiểu 150 giờ tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải giấy chứng nhận học tiếng Nhật của trường Nhật Ngữ nào ở Việt Nam cũng được chấp nhận.

Q.5:
    Du học Nhật Bản có phải phỏng vấn xin visa giống như du học Mỹ, Anh, Úc,.. không?
Du học Nhật Bản không có bước phỏng vấn xin visa như du học Mỹ, Anh, Úc,…. Khi các bạn đã nhận được Giấy phép Nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Lưu Trú, các bạn sẽ nộp Giấy phép này cùng với passport và Giấy báo Nhập học của trường nơi bạn đăng ký học cho Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam đợi trong vòng một tuần họ sẽ cấp Visa.

Q.6:
    Học phí thông thường sẽ được đóng bằng cách nào?
Hầu hết, các khoản phí liên quan đến học phí đều được chuyển khoản trực tiếp sang trường nơi các bạn đăng ký học. Không một trung tâm tư vấn du học nào có quyền nhận học phí của các bạn hay đứng ra làm trung gian để nhận học phí sau đó chuyển sang trường ở Nhật Bản. Khi đến Ngân hàng để chuyển khoản học phí các bạn cần chuẩn bị: Passport, giấy báo nhập học của trường nơi các bạn đăng ký và giấy biên nhận học phí mà trường gửi.

Q.7:
    Khi nào kết quả du học Nhật Bản mới được thông báo?
Sở Lưu Trú Nhật Bản thụ lý xét hồ sơ trong thời gian khoảng 2 tháng làm việc, sau đó trả kết quả về trường trước kỳ nhập học khoảng 15 đến 20 thời gian này trường thông báo về cho du học sinh biết kết quả.

Q.8:
    Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học của trường thì đã có thể sang Nhật bản hay chưa?

Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học thì bạn sẽ phải hoàn tất thủ tục chuyển khoản học phí và chi phí cho trường, sau đó các bạn sẽ tiến hành làm thủ tục xin visa.

Q.9:
    Thủ tục xin visa bao gồm những gì và có phải phỏng vấn để quyết định đậu – rớt không?
Thủ tục xin visa bao gồm: Passport, Đơn xin cấp visa, Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản, Giấy báo nhập học của trường đã đăng ký, 1 tấm hình (4x6). Khi xin visa, các bạn chỉ cần nộp những hồ sơ cần thiết tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ nhận hồ sơ của bạn mà không phải phỏng vấn gì và sẽ hẹn bạn đến nhận visa sau một tuần. Phí xin visa hiện nay là 640.000 đồng.

Q.10:
    Có trường hợp nào bị rớt khi xin visa du học Nhật Bản không?
Khi các bạn đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản thì 100% các bạn sẽ nhận được visa.

Q.11:
    Học sinh du học Nhật Bản có được phép làm thêm hay không?
Chính phủ Nhật Bản quy định các du học sinh được phép làm thêm tối đa 28giờ / tuần, như vậy trung bình một ngày các bạn sẽ có thể làm được 4 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, để có thể đi làm thêm, các bạn phải được trường mà các bạn học hướng dẫn để đăng ký và tiến hành làm giấy phép đi làm thêm. Thông thường thì phải mất 2 tháng sau khi đến Nhật, các bạn mới có thể quen dần với cuộc sống ở đây, sau đó dần dần mới có thể đi làm thêm được.

Q.12:
    Thông tin liên quan đến việc làm thêm có thể tìm thấy ở đâu?
Thông tin liên quan đến việc làm thêm, các bạn có thể tìm ở các tờ báo hay tạp chí chuyên đăng về tìm kiếm việc làm thêm, hay có thể xem ở góc thông tin ở trường mà các bạn đang học. Trường bạn học sẽ cung cấp thông tin về những nơi đang cần tuyển người, hướng dẫn du học sinh cách viết Đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, vì bạn có được nhận vào làm hay không còn tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật của bạn, cũng như kết quả phỏng vấn của người phụ trách.

Q.13:
    Thời gian học tại các trường tiếng Nhật như thế nào?
Không có trường tiếng Nhật nào tại Nhật Bản được phép giảng dạy từ sáng đến chiều. Giờ học tiếng Nhật thường sẽ bắt đầu vào nửa buổi sáng: 9 giờ đến 12 giờ, hoặc nửa buổi chiều: 2 giờ đến 5 giờ.

Q.14:
    Có thể học tiếng Nhật trong bao lâu tại Nhật Bản?
Đối với những trường tiếng Nhật, các bạn chỉ được học tối đa 2 năm. Sau 2 năm các bạn phải đăng ký học tại trường chuyên môn hoặc là học tại trường Đại học, Cao đẳng hay đi làm thì mới có thể nhận được visa ở lại Nhật Bản.


                                                             Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Du Học Nhật Bản ước mơ của giới trẻ Việt


Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du học Nhật Bản? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi kể cho bạn nghe…. 

Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?…Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,…v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”.
Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người.
Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của….. Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm.
Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian.

Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này.

Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:
  1. Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng….1 tháng.
  2. Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.
  4. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.
Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..?


Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ…..để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản.
Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du hoc Nhat Ban!
Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v… Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội.
Nếu…..
Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây.
Nếu…..
Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) ………thì du học Nhât Bản là điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo.
Nếu…..
Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó.
Nếu…..
Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay.
Các bạn thân mến! Việc đi du hoc Nhat đó là kế hoạch của cuộc đời bạn. Là những bước đi chập chững đầu tiên để biến giấc mơ thành sự thực. Nhật Bản không chỉ có du học, còn có rất nhiều mục tiêu khác nữa, nhưng nếu bạn vẫn còn băn khoăn về giấc mơ này. Kính mời các bạn đón đọc



Lợi ích gì khi đi du học tại Nhật Bản

Du học là một trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của mình để hòa hợp vào môi trườn và lối sống mới. Bạn phải tập nói để sử dụng ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình. Du học Nhật Bản còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến cuộc sống và con người của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du học Nhật bản.
Cử chỉ hành động  

Rất nhiều du học sinh của chúng tôi trước khi sang Nhật là những học sinh mà trong học bạ của các bạn thường có những lời phê bình không tốt từ giao viên chủ nhiệm là “Chưa nghiêm túc, mất trật tự trong giờ!” ,…. Nhưng khi sang Nhật du học một thời gian, các bạn đã trở thành những con người chín chắn, cử chỉ hành động giao tiếp rất lịch sự, có chừng mực, mạnh mẽ tự tin trong công việc cũng như đời sống thường ngày.
Làm việc có trách nhiệm, nghiêm túc và kỹ luật cao

Ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Người Nhật rất coi trọng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Làm việc trong 1 công ty Nhật bạn học được rất nhiều đức tính tốt như làm việc có trách nhiệm, cẩn thận và chi tiết.
Ở Nhật không có khái niệm “Muộn 1 phút” hay “Muộn 5 phút”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu. Bạn sẽ thấy điều đó ngay từ tuần đầu hay tháng đầu học tập ở Nhật. Người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa. Chính vì vậy bạn nên để ý điều này khi sống và học tập ở Nhật. Kỷ luật tốt chính là một trong những sức mạnh tạo nên nước Nhật
Việc làm thêm trong thời gian học
Kiếm tiền ở Nhật thực sự rất dễ, nếu bạn muốn làm thêm để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình thì Nhật bản chính là nơi lý tưởng để bạn thực hiện mong muốn đó. Bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm thêm với thu nhập cao, các việc làm của du học sinh gồm: Phục vụ nhà hàng, quán ăn, làm bánh,…. Tùy theo sở thích của bạn.
Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn ko nên làm việc quá sức, hãy dành sức để học hành và giải trí nữa. Có rất nhiều thứ ở Nhật mà bạn nên học hỏi và tìm hiểu chứ không chỉ riêng đi làm.
Sự tự tin

Tại trường bạn học ở Nhật không những bạn giao tiếp với người Nhật thầy cô mà bạn được học hỏi giao tiếng với rất nhiều bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau. việc giao lưu với những du học sinh này khiến cho sự tự tin của bạn được nâng cao. Bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối khi đứng trước đông người hay nói chuyện với người nước ngoài nữa.
Thời gian học
    
  * Thời gian học tiếng tại Nhật từ 1 đến 2 năm
       * Thời gian học Nghề và Trung cấp chuyên nghiệp từ 1 đến 2 năm tùy theo ngành học.
       * Thời gian học Cao đẳng 3 năm
       * Thời gian học Đại học 4 năm
       * Thời gian học Thạc Sỹ 2 năm
Với thời gian học từ 1 đến 2 năm học tiếng Nhật ngay tại Nhật Bản, chắc chắn đảm bảo kỹ năng tiếng của bạn sẽ hơn hẳn phần lớn những sinh viên học 5 năm tại các trường đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam. Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, sau là khi trở về nước lương cho những người sử dụng tiếng Nhật thành thạo như bạn sẽ cao hơn rất nhiều với những người học tại Việt Nam.
     
     Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Nhật bạn được phép lên học chuyên ngành Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học tùy ý.
Trên đây là một số lợi ích của việc đi du học Nhật Bản mà chúng tôi muốn đề cập trước nhất. Ngoài ra với từng người, từng hoàn cảnh họ còn thu được rất nhiều lợi ích khác từ việc đi du học Nhật Bản.


                                                               Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, JLPT, GNK, J-TEST

Lịch Thi

Năm 2013 Ban tổ chức thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, J-TEST có một số thay đổi như sau:

Thời gian thi và hạn nộp hồ sơ:
Đợt thi          Ngày thi                        Hạn đăng ký
Đợt 1           20/01/2013               07/01/2013 (Thứ 2)
Đợt 2           24/03/2013               11/03/2013 (Thứ 2)
Đợt 3           12/05/2013               29/04/2013 (Thứ 5)
Đợt 4           15/09/2013               02/09/2013 (Thứ 2)
Đợt 5            03/11/2013              21/10/2013 (Thứ 2)

Lệ phí thi: 495,000 VNĐ
TẠI HÀ NỘI:
Văn phòng Quỹ học bổng giao lưu quốc tế châu Á - Ban tổ chức kỳ thi TOPJ
Địa chỉ: Tầng 2, số 24 phố Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3232 1859 (Ms. Phượng, Ms. Trang)

Trung tâm hợp tác chuyên gia và ký thuật với nước ngoài (CEPECE) - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: Số 14 Lê Thánh Tông, quận Hoàn KIếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3933 0454   (Ms. Linh)

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Nhật ngữ Đông Du
Địa chỉ: 43D/46 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3845 3782


Thời gian thi và hạn nộp hồ sơ:

Đợt thi          Hạn đăng ký                Ngày thi

Đợt 1           25/12/2012               13/01/2013
Đợt 2           28/02/2013               17/03/2013
Đợt 3           30/04/2013               19/05/2013
Đợt 4           25/06/2013               14/07/2013
Đợt 5           20/08/2013               08/09/2013
Đợt 6           30/10/2013               17/11/2013

Lệ phí thi: 900,000 VNĐ

Địa điểm đăng ký và thi

Tại Hà Nội: Trường Đại học Hà Nội tòa nhà C
Địa chỉ: Km 9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh: Khách sạn ASIAN RUBY HOTEL
Địa chỉ: 26 Thi Sách, Bến Nghé, Tp. Hồ Chí Minh



Ngày thi và hạn nộp hồ sơ:
Đợt thi          Ngày thi                   Hạn đăng ký        
Đợt 1      03/ 02/ 2013 (CN)        07/ 01/ 2013 (T.Hai)      
Đợt 2      07/ 04/ 2013 (CN)        11/ 03/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 3      09/ 06/ 2013 (CN)        13/ 05/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 4      04/ 08/ 2013 (CN)        08/ 07/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 5      13/ 10/ 2013 (CN)        16/ 09/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 6      08/ 12/ 2013 (CN)        11/ 11/ 2013 (T.Hai)  

Lệ phí và thủ tục đăng ký:  640.000 VNĐ
Địa điểm đăng Ký và thi
Tại Hồ Chí Minh: 281 - 287 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, TP. HCM

Địa điểm thi của các tổ chức thi trên gồm: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Điều kiện đăng ký dự thi: 2 ảnh 3x4, CMND hoặc Hộ chiếu (bản phô tô)

Đơn đăng ký dự thi (tại nơi đăng ký cung cấp)

Thời gian thông báo kết quả:  Trong vòng 1 tháng


www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Chi phí du học Nhật Bản bao nhiêu tiền?



Chi phí và học phí cho việc du học Nhật Bản thấp hơn rất nhiều chỉ bằng 1/3 so với các nước như Mỹ, Anh, Canada, Úc,…Với chi phí và học phí ưu đãi từ các trường, ngoài ra chính phủ Nhật Bản đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho du học sinh quốc tế vào Nhật học tập và làm liệc, ...
như cho phép du học sinh quốc tế làm việc 28h/tuần không như các  nước khác chỉ 20h/tuần, thành lập đội truyên tuyền tư vấn hỗ trợ sinh viên quốc tế, .v.v…Được sự giúp đỡ từ trường và chính phủ đã thu hút số lượng du học sinh quốc tế đáng kể.

   Học phí:
Học phí ĐH Quốc lập trung bình khoảng 740.000 Yên/năm.
Học phí ĐH Công lập trung bình khoảng 870.000 Yên/năm.
Học phí ĐH Dân lập tùy theo từng ngành của mỗi trường có mức học phí khác nhau.
Học phí Cao đẳng  Quốc lập trung bình vào khoảng 500.000 Yên/năm
Học phí Cao đẳng Công lập trung bình vào khoảng 600.000 Yên/năm
Học phí Cao đẳng dân lập trung bình vào khoảng 1.000.000 Yên/năm
Học phí các trường tiếng Nhật trung bình vào khoảng 600.000 Yên/năm)

 Chi phí sinh hoạt và nơi ở:
Theo khảo sát của chúng tôi, du học sinh hiện tại ở Nhật Bản chỉ tốn khoảng 20,000 yên/1 tháng cho tất cả các khoảng phí sinh hoạt bao gồm  (ga, điện, nước, đồ dùng cá nhân.v.v...)
Chỗ ở thì du học sinh có thể chọn kí túc xá của trường hay thuê ở ngoài với người bản xứ, tuy nhiên mức phí trung bình khoảng 25,000 yên/ tháng, đa phần nơi ở kí túc xá của trường hay thuê phòng bên họ điều trang bị đầy đủ tiện nghi.
Với chi phí vừa phải như trên nên du học sinh được phép đi làm thêm trong thời gian học, với mức thu nhập từ 100,000 yên đến 150,000 yên/tháng. Như vậy bạn có thể an tâm học những năm tiếp theo mà gia đình bạn không phải lo về tài chính cho bạn nhiều.

Danh sách các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản